Làng bè nổi và làng Chăm Châu Đốc Châu Đốc

Description

 

Đến TP. Châu Đốc, ngoài miếu Bà Chúa Xứ và lăng Thoại Ngọc Hầu cùng chùa Tây An, du khách chắc chắn nên tranh thủ ghé qua làng bè nổi và làng Chăm Châu Đốc. Đây là 2 trong số những điểm nhấn độc đáo nên biết của tỉnh An Giang. Tour Làng bè nổi và làng Chăm Châu Đốc nửa ngày khởi hành từ Châu Đốc sẽ cho quý khách trải nghiệm:

  • Tham quan tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người dân trên làng bè Châu Đốc
  • Lắng nghe thuyết minh về làng nghề từng đưa thương hiệu cá Việt lên tầm quốc tế
  • Tham quan làng Chăm Châu Đốc (làng Chăm Đa Phước hoặc làng Chăm Châu Giang) - nơi sinh sống của đồng bào Chăm ở An Giang
  • Chiêm ngưỡng những ngôi nhà độc đáo của người Chăm, tìm hiểu nếp sống của họ
  • Tham quan phía bên ngoài thánh đường hồi giáo của người Chăm
  • Cơ hội mua những món quà thủ công lưu niệm độc đáo mang về (một chiếc khăn Mat’ra của người Chăm, một tấm thổ cẩm dệt bởi người con gái Chăm, vòng tay, túi xách…).
  • Chuyến tham quan chỉ mất nửa ngày, khởi hành ngay tại Châu Đốc, tiện lợi cho khách đi du lịch tự túc

    Nếu có dịp đến TP. Châu Đốc, du khách nên dành 1 buổi để đi tham quan, tìm hiểu về đời sống của người dân làng Bè và làng Chăm Châu Đốc. Đây là 2 điểm nhấn đặc sắc trong văn hóa, kinh tế và đời sống của tỉnh An Giang.

    Buổi sáng, hướng dẫn viên sẽ đón du khách tại điểm hẹn. Tại đây, theo chân hướng dẫn, đoàn sẽ khởi hành xuống bến tàu và lên tàu đi tham quan làng bè nổi Châu Đốc.

    Trên đường tham quan làng Chăm Châu Đốc, du khách sẽ được di chuyển dọc bờ sông Hậu và ngắm nhìn phong cảnh 2 bên và chiêm ngưỡng những ngôi nhà bè nổi, dập dềnh trên sóng nước. Điều thú vị là du khách sẽ nhìn thấy những cửa hàng gạo, những trạm xăng dầu rất đặc trưng ngay trên sông. Thỉnh thoảng đâu đó sẽ là một chiếc ghe bán đủ thứ từ rau rá, thịt thà cho người dân trong các ngôi nhà bè gần đó.

    Tàu sẽ tiếp tục di chuyển để du khách lần lượt được xem qua những chiếc bè cá lớn có giá trị hàng tỷ đồng, nơi từng đưa cá basa xuất khẩu ra nước ngoài và làm nên thương hiệu cá Việt trên trường quốc tế. Cuối cùng, du khách sẽ được hướng dẫn lên 1 ngôi nhà bè và tận mắt quan sát kiến trúc bên trong một bè cá cũng như chiêm ngưỡng mô hình lồng cá, cho cá ăn. Với hành trình hôm nay, du khách sẽ hiểu được tầm quan trọng của nhà bè nuôi cá trong đời sống kinh tế của khu vực này.

    Rời làng bè nổi Châu Đốc, tàu sẽ đưa du khách tiến đến làng Chăm Châu Giang hoặc làng Chăm Đa Phước và tìm hiểu về đời sống văn hóa, tập tục của đồng bào nơi đây.

    Đây là 2 trong số các cụm làng của người Chăm ở An Giang dọc hai bên bờ sông Hậu và sông Khánh Bình. (Tổng cộng có 11 làng Chăm tại đây. Ngoài 2 làng kể trên thì còn có các làng như làng Châu Phong, Vĩnh Trường, Nhơn Hội, Khánh Bình, Quốc Thái…).
    Cho đến nay, khi nói về nguồn gốc của người Chăm ở An Giang vẫn còn rất nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Có người cho rằng người Chăm An Giang có nguồn gốc từ vương quốc Chămpa – Ninh Thuận. Khi xảy ra chiến tranh, họ lánh nạn ở Campuchia và sau này về lại Việt Nam.

    Lại có thuyết nói rằng người Chăm ở đây là từ duyên hải miền Trung, (Trà Kiệu – Mỹ Sơn) đã có mặt từ hồi chinh chiến cùng quân đội chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1699.

    Hiện tại cộng đồng người chăm ở đây chưa có nhiều người biết tiếng Việt.

    Nhà của người Chăm là những ngôi nhà sàn được xây dựng nhằm tránh mực nước dâng cao vào mỗi năm. Do sống dọc 2 bên bờ sông hoặc các con kênh nên nhà của người Chăm thường có đặc trưng là mặt trước giáp đường lớn, mặt sau giáp kênh. Thông thường người ta sẽ di chuyển bằng ghe, thuyền vào từ phía sau nhà và có một chiếc cầu đơn sơ được bắc từ bờ sông vào tận trong nhà. Có cả những cây cột báo mực nước hàng năm vào mùa nước nổi ở đây.

    Người Chăm An Giang theo đạo Islam, chính vì vậy mỗi làng đều có 1 thánh đường làm nơi sinh hoạt tôn giáo. Ghé thăm làng Chăm Đa Phước - du khách sẽ được ghé thánh đường Masjid Al-Ehsan, nếu ghé thăm làng Chăm Châu Giang, du khách sẽ được ghé thăm thánh đường Mubarak.

    Sau khi rời làng Chăm, tàu sẽ đưa quý khách theo dòng Hậu Giang về lại bến tàu khởi hành. Tại đây hướng dẫn viên nói lời chia tay với du khách, kết thúc chuyến tham quan với tour làng bè nổi và làng Chăm Châu Đốc nửa ngày đầy thú vị.

Bao gồm:

  • Trải nghiệm tour Làng bè và làng Chăm Châu Đốc nửa ngày
  • Có hướng dẫn viên hướng dẫn tham quan làng bè và làng Chăm Châu Đốc (làng chăm Đa Phước hoặc làng Chăm Châu Giang)
  • Bao gồm phí đi tàu/thuyền để tham quan làng bè nổi và làng Chăm

Không bao gồm:

  • Chi phí xe đưa đón đến điểm khởi hành
  • Bồi dưỡng cho hướng dẫn viên (nếu có)
  • Các chi phí mua sắm cá nhân phát sinh trong quá trình tham gia

Description

 

Đến TP. Châu Đốc, ngoài miếu Bà Chúa…

Read More

Description

 

Đến TP. Châu Đốc, ngoài miếu Bà Chúa Xứ và lăng Thoại Ngọc Hầu cùng chùa Tây An, du khách chắc chắn nên tranh thủ ghé qua làng bè nổi và làng Chăm Châu Đốc. Đây là 2 trong số những điểm nhấn độc đáo nên biết của tỉnh An Giang. Tour Làng bè nổi và làng Chăm Châu Đốc nửa ngày khởi hành từ Châu Đốc sẽ cho quý khách trải nghiệm:

  • Tham quan tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người dân trên làng bè Châu Đốc
  • Lắng nghe thuyết minh về làng nghề từng đưa thương hiệu cá Việt lên tầm quốc tế
  • Tham quan làng Chăm Châu Đốc (làng Chăm Đa Phước hoặc làng Chăm Châu Giang) - nơi sinh sống của đồng bào Chăm ở An Giang
  • Chiêm ngưỡng những ngôi nhà độc đáo của người Chăm, tìm hiểu nếp sống của họ
  • Tham quan phía bên ngoài thánh đường hồi giáo của người Chăm
  • Cơ hội mua những món quà thủ công lưu niệm độc đáo mang về (một chiếc khăn Mat’ra của người Chăm, một tấm thổ cẩm dệt bởi người con gái Chăm, vòng tay, túi xách…).
  • Chuyến tham quan chỉ mất nửa ngày, khởi hành ngay tại Châu Đốc, tiện lợi cho khách đi du lịch tự túc

    Nếu có dịp đến TP. Châu Đốc, du khách nên dành 1 buổi để đi tham quan, tìm hiểu về đời sống của người dân làng Bè và làng Chăm Châu Đốc. Đây là 2 điểm nhấn đặc sắc trong văn hóa, kinh tế và đời sống của tỉnh An Giang.

    Buổi sáng, hướng dẫn viên sẽ đón du khách tại điểm hẹn. Tại đây, theo chân hướng dẫn, đoàn sẽ khởi hành xuống bến tàu và lên tàu đi tham quan làng bè nổi Châu Đốc.

    Trên đường tham quan làng Chăm Châu Đốc, du khách sẽ được di chuyển dọc bờ sông Hậu và ngắm nhìn phong cảnh 2 bên và chiêm ngưỡng những ngôi nhà bè nổi, dập dềnh trên sóng nước. Điều thú vị là du khách sẽ nhìn thấy những cửa hàng gạo, những trạm xăng dầu rất đặc trưng ngay trên sông. Thỉnh thoảng đâu đó sẽ là một chiếc ghe bán đủ thứ từ rau rá, thịt thà cho người dân trong các ngôi nhà bè gần đó.

    Tàu sẽ tiếp tục di chuyển để du khách lần lượt được xem qua những chiếc bè cá lớn có giá trị hàng tỷ đồng, nơi từng đưa cá basa xuất khẩu ra nước ngoài và làm nên thương hiệu cá Việt trên trường quốc tế. Cuối cùng, du khách sẽ được hướng dẫn lên 1 ngôi nhà bè và tận mắt quan sát kiến trúc bên trong một bè cá cũng như chiêm ngưỡng mô hình lồng cá, cho cá ăn. Với hành trình hôm nay, du khách sẽ hiểu được tầm quan trọng của nhà bè nuôi cá trong đời sống kinh tế của khu vực này.

    Rời làng bè nổi Châu Đốc, tàu sẽ đưa du khách tiến đến làng Chăm Châu Giang hoặc làng Chăm Đa Phước và tìm hiểu về đời sống văn hóa, tập tục của đồng bào nơi đây.

    Đây là 2 trong số các cụm làng của người Chăm ở An Giang dọc hai bên bờ sông Hậu và sông Khánh Bình. (Tổng cộng có 11 làng Chăm tại đây. Ngoài 2 làng kể trên thì còn có các làng như làng Châu Phong, Vĩnh Trường, Nhơn Hội, Khánh Bình, Quốc Thái…).
    Cho đến nay, khi nói về nguồn gốc của người Chăm ở An Giang vẫn còn rất nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Có người cho rằng người Chăm An Giang có nguồn gốc từ vương quốc Chămpa – Ninh Thuận. Khi xảy ra chiến tranh, họ lánh nạn ở Campuchia và sau này về lại Việt Nam.

    Lại có thuyết nói rằng người Chăm ở đây là từ duyên hải miền Trung, (Trà Kiệu – Mỹ Sơn) đã có mặt từ hồi chinh chiến cùng quân đội chúa Nguyễn Phúc Chu năm 1699.

    Hiện tại cộng đồng người chăm ở đây chưa có nhiều người biết tiếng Việt.

    Nhà của người Chăm là những ngôi nhà sàn được xây dựng nhằm tránh mực nước dâng cao vào mỗi năm. Do sống dọc 2 bên bờ sông hoặc các con kênh nên nhà của người Chăm thường có đặc trưng là mặt trước giáp đường lớn, mặt sau giáp kênh. Thông thường người ta sẽ di chuyển bằng ghe, thuyền vào từ phía sau nhà và có một chiếc cầu đơn sơ được bắc từ bờ sông vào tận trong nhà. Có cả những cây cột báo mực nước hàng năm vào mùa nước nổi ở đây.

    Người Chăm An Giang theo đạo Islam, chính vì vậy mỗi làng đều có 1 thánh đường làm nơi sinh hoạt tôn giáo. Ghé thăm làng Chăm Đa Phước - du khách sẽ được ghé thánh đường Masjid Al-Ehsan, nếu ghé thăm làng Chăm Châu Giang, du khách sẽ được ghé thăm thánh đường Mubarak.

    Sau khi rời làng Chăm, tàu sẽ đưa quý khách theo dòng Hậu Giang về lại bến tàu khởi hành. Tại đây hướng dẫn viên nói lời chia tay với du khách, kết thúc chuyến tham quan với tour làng bè nổi và làng Chăm Châu Đốc nửa ngày đầy thú vị.

Bao gồm:

  • Trải nghiệm tour Làng bè và làng Chăm Châu Đốc nửa ngày
  • Có hướng dẫn viên hướng dẫn tham quan làng bè và làng Chăm Châu Đốc (làng chăm Đa Phước hoặc làng Chăm Châu Giang)
  • Bao gồm phí đi tàu/thuyền để tham quan làng bè nổi và làng Chăm

Không bao gồm:

  • Chi phí xe đưa đón đến điểm khởi hành
  • Bồi dưỡng cho hướng dẫn viên (nếu có)
  • Các chi phí mua sắm cá nhân phát sinh trong quá trình tham gia
Select Date
Who No. Price
Adults 0 0
Child 0 0
infant 0 0

Total 0
Deposit Now 0


Days : 1 | Nights : 0


Write Review x

Overall  1 / 10

Please Note : Once review added cannot be deleted or updated